Ngày 05/7/2024, UBND quận Hà Đông ban hành Công văn số 1934/UBND-YT tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận

Theo đó, UBND quận Hà Đông giao:

1. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế:

– Tham mưu UBND quận kiện toàn Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm, rà soát quy chế làm việc, phân cấp, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, phòng, ban cụ thể, phân công phụ trách theo từng địa bàn đảm bảo rõ việc và rõ trách nhiệm.

– Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất công tác quản lý ATTP trên địa bàn, kiên quyết không để các cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp), không đảm bảo điều kiện ATTP vẫn hoạt động. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý dứt điểm tình trạng các cơ sở thu gom nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm soát ATTP cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, cụm công nghiệp và bếp ăn trường học trên đia bàn. Phát hiện và có biện pháp xử lỷ kịp thời các vi phạm (nếu có).

– Quản lý chặt chẽ quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; yêu cầu các cơ sở tuân thủ, chấp hành các quy định đối với nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sử dụng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý và thông tin rộng rãi kết quả xử lý để cánh báo cho cộng đồng.

– Xây dựng và triển khai hiệu quả các hoạt động chuyên môn đảm bảo đúng tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, đề án đảm bảo ATTP thuộc ngành Y tế năm 2024.

2. Phòng Kinh tế:

– Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý ngành; Đơn giản hóa thủ tục hành chính để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm dễ dàng trong thực hiện đăng ký, công bố sản phẩm. Đăng tải công khai các sản phẩm đã đươc công bố đảm bảo chất lượng, an toàn để người tiêu dùng được thông tin, phản ánh, đánh giá đầy đủ về sản phẩm.

– Tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung tại Văn bản số 1839/UBND-YT ngày 27/6/2024 của Ủy ban nhân dân quận Hà Đông về tăng cường công tác bảo đảm ATTP và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

3. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hoá thông tin và Thể thao quận:

– Phối hợp với ngành Y tế, các đơn vị liên quan và UBND các phường tăng cường công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục các biện pháp bảo đảm ATTP trên trang thông tin điện tử quận và hệ thống truyền thanh, đặc biệt trên nền tảng, mạng xã hội. Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc chủ động tìm hiểu, nâng cao kiến thức về bảo đảm ATTP và biện pháp phòng, chống NĐTP, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn và sử dụng thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo ATTP.

– Tiếp tục triển khai các hoạt động trong kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 12/3/2024 về Tuyên truyền công tác An toàn thực phẩm quận Hà Đông năm 2024.

4. Phòng Giáo dục và Đào tạo:

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP trong trường học nhằm nâng cao nhận thức, tính chủ động của học sinh, phụ huynh học sinh với nhà trường trong công tác ATTP trong trường học và xung quanh trường học.

– Phối hợp với ngành Y tế chỉ đạo các nhà trường triển khai có hiệu quả kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 03/4/2024 về triển khai mô hình “Tăng cường kiểm soát An toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học”.

5. Công an quận:

Chủ động, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, điều tra và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thực phẩm, thông báo công khai các trường hợp vi phạm để cảnh báo người tiêu dùng biết, phòng ngừa từ sớm, từ xa, tránh các nguy cơ rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

6. Các phòng, ban, đơn vị quận:

– Xác định bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an sinh xã hội, đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và là trách nhiệm của các cấp, các ngành.

– Phối hợp với ngành Y tế thực hiện nghiêm việc kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hướng đến mục tiêu đảm bảo ATTP, thực phẩm sạch, khống chế thấp nhất số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

– Rà soát, bổ sung và kiến nghị điều chỉnh các cơ chế, chính sách quản lý ATTP nhằm đảm bảo đáp ứng công tác quản lý ATTP trong tình hình mới.

7.Ủy ban nhân dân các phường:

– Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ATTP theo thẩm quyền tại Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND thành phố Hà Nội.

– Thực hiện quản lý chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu dùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm được phân công. Có biện pháp hiệu quả giám sát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm các lĩnh vực có nguy cơ.

– Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân quận và pháp luật về công tác đảm bảo ATTP tại địa phương.

Xem CV tăng cường bảo đảm ATTP trên địa bàn quận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *